“Cái răng, cái tóc là góc con người” – câu nói đã thể hiện tầm quan trọng của hàm răng đối với vẻ đẹp khuôn mặt của mỗi chúng ta. Tuy nhiên trong hàm răng lại có 2 yếu tố đó là hàm và răng. Có những người răng đẹp mà hàm không đẹp khi có biểu hiện của hàm hô hoặc móm. Đối với những hàm lệch chuẩn như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tìm tới một liệu pháp làm đẹp đó là phẫu thuật hàm. Cùng tìm hiểu cùng Dr.Duy Nguyễn trong bài viết này nha!
1, Tìm hiểu hàm hô/móm là gì?
Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn phổ biến, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.
Răng móm là tình trạng khớp cắn bị ngược gây ra khuyết điểm trong cấu trúc xương hàm, làm phát sinh nhiều trở ngại trong cuộc sống như: mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến phát âm và chức năng nhai của răng. Phương pháp phẫu thuật hàm móm là một phương pháp giúp chỉnh sửa lại khuyết điểm này.
2, Biểu hiện của Răng hô/móm
Biểu hiện phổ biến của răng hô:
+ Hô hai hàm
+ Hàm trên nhô ra phía trước – hàm dưới bình thường
+ Hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường
+ Kết hợp những trường hợp trên
Biểu hiện phổ biến của răng móm
+ Khi cắn hai hàm lại với nhau, răng cửa hàm dưới sẽ cắn đối đầu hoặc có xu hướng đưa ra phía trước so với răng cửa hàm trên.
+ Phần môi dưới và cằm sẽ nhô ra phía trước hơn so với môi trên. Tổng quan gương mặt bệnh nhân này nhìn nghiêng sẽ bị lõm và mất tính hài hòa.
+ Bệnh nhân sẽ gặp khó khan khá lớn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng do hai hàm răng không thể khép chặt lại với nhau.
+ Bệnh nhân sẽ gặp một số khó khăn trong việc phát âm.
+ Các răng ở trên cung hàm dễ bị mòn so với khớp cắn hai hàm sẽ không có sự tương quan với nhau.
3, Đối tượng cần phẫu thuật hàm hô móm
Nhiều người vẫn khó phân biệt được khi nào nên niềng răng và phẫu thuật hàm. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bạn bị hô hoặc móm như: răng mọc sai lệch lộn xộn, xương hàm phát triển không bình thường hoặc do cả răng và xương hàm.
Nếu bạn bị hô hoặc móm do răng ở mức độ nhẹ thì hãy nghĩ ngay đến biện pháp niềng răng, hay còn gọi là chỉnh nha, đây cũng là biện pháp phổ biến không cần phẫu thuật. Còn phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm nên áp dụng với những trường hợp dưới đây:
Hàm vẩu hoặc móm nặng
Phương pháp niềng răng thông thường không thể khắc phục hoàn toàn các trường hợp hô, móm hàm trên do xương. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ hai răng số 4 của bệnh nhân và cắt rời xương tiền đình hàm bên trên. Kế tiếp, bác sĩ đẩy lùi hàm trên về sau sao cho cân xứng với hàm dưới.
Hô, móm cả hai hàm
Để khắc phục, bạn cần nhổ các răng số 4 cả hàm trên và dưới. Tiếp theo, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng cắt rời xương tiền đình hàm trên và đẩy lùi khung xương hàm dưới về sau theo tỷ lệ cân xứng.
Hô, móm do cấu trúc hàm và răng mọc lộn xộn
Đối với trường hợp trên, bạn cần kết hợp niềng răng và phẫu thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu như bạn chỉ áp dụng một trong hai phương pháp thì tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ không thể được chữa dứt điểm tuyệt đối
Hô hoặc móm kèm cười hở lợi
Giải pháp hiệu quả để điều trị đó là cắt Lefort I. Bác sĩ sẽ đẩy hàm về sau, đồng thời kết hợp đánh lún để đưa răng về vị trí mong muốn.
4, Quy trình phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm
Phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm hô móm được tiến hành theo quy trình gồm 4 bước như sau:
– Bước 1: Thăm khám, chụp phim và tư vấn
Bác sĩ thăm khám tổng quát để nắm được bạn có đủ sức khỏe để phẫu thuật hay không. Sau đó, bạn cần tiến hành chụp phim để bác sĩ có nhận định tổng quan về toàn bộ khuôn mặt. Dựa vào mức độ hô, móm của mỗi người, bác sĩ sẽ có phương pháp xử lý phù hợp.
– Bước 2: Tiến hành gây mê
Bác sĩ gây mê trong thời gian dự kiến đủ để thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm.
– Bước 3: Thực hiện chỉnh hàm hô – móm – sai khớp cắn
Bác sĩ tiến hành cắt xương hàm bằng máy cắt xương siêu âm chuyên dụng với các bước cụ thể sau:
+ Hô hàm trên: Bác sĩ nhổ hai răng số 4 và cắt rời xương tiền đình hàm trên. Sau đó, bác sĩ đẩy lùi hàm trên về sau cân xứng với hàm dưới.
+ Hàm móm: Bác sĩ cắt rời hàm dưới theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước sao cho cân xứng với hàm trên. Tiếp theo, bác sĩ đẩy lùi hàm dưới về sau để khớp cắn hai hàm đúng chuẩn.
+Cả hàm trên và hàm dưới đều quá phát: Bác sĩ nhổ các răng số 4 cả hàm trên và dưới. Sau đó, bác sĩ cắt rời xương tiền đình hàm trên và đẩy khung xương hàm dưới về sau theo tỷ lệ cân xứng.
+ Hàm dưới chìa ra quá nhiều và hàm trên thụt sâu vào trong: Biện pháp khắc phục tối ưu là phải kết hợp cả 2 kỹ thuật cắt xương tiền đình hàm trên tịnh tiến về trước, đồng thời cắt bỏ bớt khung hàm dưới đầy lùi về sau.
+ Hô, móm do cả răng và hàm: Bác sỹ sẽ chỉ định niềng răng ổn định trước rồi mới thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm.
+ Sau khi cắt và nắn chỉnh xương, các bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít để cố định xương hàm tại vị trí mới.
– Bước 4: Khâu và đóng kín vết mổ
Bác sỹ tiến hành vệ sinh, khâu và đóng kín vết mổ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng từ 2 – 4 tiếng, tùy độ phức tạp của xương hàm. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại.
Những trường hợp này bạn chỉ cần đọc qua để có được cái nhìn tổng quan nhất. Còn về chi tiết, để biết tình trạng mình phù hợp với phương pháp nào, hãy tới ngay thẩm mỹ viện Dr.Duy Nguyễn để được tư vấn chi tiết nhé!
CÁC TIN LIÊN QUAN