Tháo chất liệu mũi – Bảo vệ sức khỏe

Hiện nay, do nhu cầu làm đẹp tăng cao mà các thẩm mỹ viện mọc lên như nấm sau mưa. Đặc biệt là các bác sĩ đào tạo ngắn ngày, không có bằng cấp vẫn tự tin tiến hành phẫu thuật và làm đẹp cho chị em. Chính vì vậy mà có nhiều ca nâng mũi, nâng ngực, … bị hỏng khiến cho việc tháo bỏ chất liệu mũi, tháo bỏ túi ngực diễn ra thường xuyên hơn. Về cơ bản việc tháo bỏ sụn nâng mũi không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của khách hàng. Tuy nhiên, tùy theo vật liệu độn và mức độ hỏng của mũi mà ca tháo có thể diễn ra trong thời gian khác nhau. Cùng Bác sĩ Duy tìm hiểu quy trình tháo chất liệu mũi qua bài viết sau đây bạn nhé!

1, Tháo chất liệu mũi – tháo sụn mũi là gì?

Tháo chất liệu mũi hay còn gọi là kỹ thuật tháo sụn mũi (sụn tự thân hoặc nhân tạo) ra khỏi khoang mũi. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để gỡ bỏ sụn nhanh chóng, tránh những nguy cơ về việc đau nhức, nhiễm trùng hay bị hoại tử… sau khi khách hàng thực hiện phẫu thuật nâng mũi nhưng bị hỏng và xuất hiện những hiện tượng khó chịu như: Bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi hoặc chảy mủ…

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khách hàng phải tháo sụn mũi sau khi đã nâng, kể cả những khách hàng đã nâng mũi cấu trúc bị hỏng nặng cũng cần phải tháo sụn mũi cấu trúc ra. Tương tự với các trường hợp khác như bọc sụn, mũi sử dụng các chất liệu silicon để nâng cũng cần phải tháo mũi bọc sụn, tháo bỏ lớp silicon nâng mũi một cách nhanh chóng.

2. Vì sao phải tháo chất liệu mũi – tháo sụn mũi?

Phẫu thuật nâng mũi là một trong những phương pháp phổ biến được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay để cải thiện vẻ bề ngoài. Nếu như trong những năm đầu thế kỷ 20 nâng mũi còn khá sơ khai, bác sĩ thẩm mỹ dùng sụn cứng, người nâng mũi không được vặn xoắn mũi và hay bị hỏng. Thì hiện nay có nhiều loại sụn và sau nâng mũi có thể vặn xoắn mũi bình thường.

Chính vì việc trở nên phổ biến mà nhiều trường hợp bác sĩ không có đủ kinh nghiệm cungx đứng ra làm đẹp khiến cho nhiều chị em gặp biến chứng. Điển hình như, sụn mũi cứng cọ xát đầu mũi gây đau nhức, viêm nhiễm, bóng đỏ đầu mũi. Lúc này, tháo chất liệu mũi – tháo sụn ra khỏi khoang mũi là giải pháp bắt buộc để bảo toàn vẻ bề ngoài và sức khỏe của bạn.

3. Những trường hợp cần phải tiến hành phẫu thuật rút chất liệu mũi

Không ai mong muốn phải tháo chất liệu nâng mũi sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng, những trường hợp sau đây bắt buộc phải tháo bỏ chất liệu nâng mũi càng sớm, càng tốt:

3.1 Chất liệu để nâng mũi không tương thích với cơ thể

Đây là trường hợp phổ biến thường gặp nhất khiến khách hàng buộc phải tháo chất liệu nâng mũi. Nguyên nhân chính là sụn được cấy ghép không phù hợp với cơ thể, gây các phản ứng đào thải tự nhiên từ đó tạo ra các xơ vữa cứng ôm lấy phần sụn mũi, khiến tình trạng bị đau nhức, căng cứng, và sưng tấy kéo dài.

Nhiều khách hàng nghĩ rằng, tình trạng này chỉ gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Nhưng cũng có thể xảy ra khi nâng mũi bằng sụn tự thân mà trình độ bác sĩ tay nghề kém, không có kinh nghiệm xử lý, lấy kích thước sụn không đúng, dẫn đến cơ thể hấp thu một phần sụn khiến sụn bị co rút.

3.2 Da mũi bị hỏng sau khi phẫu thuật

Nếu phẫu thuật bởi các bác sĩ không chuyên nghiệp, không có bằng cấp và chứng chỉ hành nghề, khách hàng rất dễ gặp phải tình trạng bị lộ sống mũi, nặng hơn có thể là thủng da đầu mũi. Lúc này, rút bỏ chất liệu nâng mũi là việc cần thiết nhằm khắc phục hậu quả đáng tiếc.

3.3 Mũi nâng không phù hợp với mặt của khách hàng

Một số khách hàng khi nâng mũi thích mũi cao, đẹp, tây nhưng không biết rằng gương mặt người châu Á không phù hợp. Chính vì thế một chiếc mũi quá cao có thể khiến cho gương mặt mất cân đối, kém thẩm mỹ thậm chí là quá nam tính.

Bên cạnh đó, nâng mũi quá cao khiến cho phần da mũi bị kéo mạnh gây đầu mũi bị đỏ, mỏng da, thậm chí có thể làm lòi sụn, thủng mũi. Vì vậy, nhiều khách hàng phải tháo sụn mũi vì không lường trước được hậu quả.

Cũng có một số khách hàng muốn cải thiện kiểu dáng của mũi nên tháo chất liệu mũi để làm lại.

3.4 Mũi bị biến chứng viêm nhiễm, dị ứng

Trường hợp thường hiếm xảy ra hơn, nguyên nhân là do cơ thể tự đào thải phần sụn nhân tạo gây viêm, sưng vùng mũi, và sốt cao nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm. Do đó, khách hàng cần phải đến ngay các trung tâm thẩm mỹ để tháo sụn và bơm rửa ngay vùng bị viêm nhiễm.

3.5 Tháo chất liệu do mũi bị bóng đỏ

Một số trường hợp nâng mũi quá cao, sụn sẽ tạo sức ép lớn tì đè xuống phần đầu mũi, lâu dần dễ dẫn đến tình trạng bị bóng đỏ, và căng da phần đầu mũi. Tình trạng này khá phổ biến, nếu như không kịp thời khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ bị đâm thủng phần đầu mũi và lòi phần sụn ra ngoài.

3.6 Tháo chất liệu mũi để thay đổi dáng mũi

Đối với những khách hàng muốn thay đổi dáng mũi, thời gian thay thế là do họ tự quyết định. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn dáng mũi phù hợp, đẹp hơn và tiến hành tháo chất liệu nâng mũi để nhanh chóng tiến hành phương pháp phẫu thuật mũi mới.

4. Rút chất liệu độn mũi có đau không sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào

Việc rút chất liệu độn mũi có đau hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố chính sau đây:

4.1 Chất liệu sụn nâng mũi là gì

Phẫu thuật tháo chất liệu mũi đã nâng rất đơn giản nên khách hàng không cần phải quá lo lắng. Quy trình phẫu thuật bạn cũng được bác sĩ gây tê, sau đó sẽ không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, khi hết thuốc tế thì việc đau ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào chất liệu sụn nâng đã sử dụng.

Trường hợp, nâng mũi bằng sụn tự thân như (sụn vách ngăn, sụn vành tai, sụn sườn…) thì cảm giác đau sẽ nhiều hơn so với những trường hợp khác vì lúc này sụn đã bám chặt vào các mô liên kết của cơ thể. Đặc biệt, những người đã thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa phần vách ngăn, đầu mũi… sẽ đau đớn hơn vì bác sĩ đã phải lật phần da mũi mới đưa được sụn ra ngoài.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp nâng mũi từ sụn nhân tạo thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào vùng mũi của khách hàng và đưa chất liệu sụn cũ ra bên ngoài thông qua vết mổ từ ban đầu. Đối với những khách hàng này, sau khi tháo sụn mũi sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng bạn cũng đừng chủ quan, cần phải làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kiêng khem và uống thuốc đúng hướng dẫn.

4.2 Thời điểm tháo chất liệu mũi là như nào?

Như đã phân tích ở trên dù là trường hợp bị nặng hay nhẹ thì sau khi tháo chất liệu độn đều sẽ cảm thấy đau tuy nhiên mức độ đau như thế nào còn phù thuộc vào thời điểm tháo sụn mũi.

Thời điểm tháo mũi không đau thường là sau 1 tháng nâng mũi vì lúc này sụn vẫn chưa liên kết chặt với các mô của mũi. Còn nếu sau thời điểm này thì bạn cần phải đợi ít nhất 3-6 tháng mới có thể thực hiện tháo sụn đã nâng.

5. Nâng mũi kiểu nào có thể tháo được chất liệu độn mũi dễ dàng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nâng mũi hiện đại được áp dụng. Tuy nhiên, về cơ bản, các phương pháp này sẽ đều sử dụng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo để đưa vào khoang mũi và tạo hình mũi chuẩn đẹp hơn. Vì thế, dù bạn có lựa chọn kiểu nâng mũi nào thì khi bị hỏng cũng đều có thể tháo được sụn ra ngoài một cách dễ dàng. Ví dụ:

  • Nếu bạn nâng mũi cấu trúc thì có thể tiến hành tháo chất liệu độn mũi cấu trúc.
  • Nếu bạn nâng mũi bọc sụn thì chỉ cần tháo chất liệu đó ra là được.

Tương tự việc tháo chất liệu nâng mũi bán cấu trúc, tháo sụn mũi tự thân cũng sẽ được thực hiện dễ dàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật tháo sụn mũi, bạn nên tìm đến các đơn vị thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, dịch vụ chất lượng, tránh các rủi ro, và biến chứng có thể xảy ra.

6. Ưu điểm vượt trội khi tháo chất liệu mũi cùng Bác sĩ Duy Nguyễn

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thẩm mỹ, Bác sĩ Duy Nguyễn tự hào là bác sĩ uy tín, chuyên nghiệp, có tay nghề cao. Không chỉ riêng dịch vụ rút chất liệu độn mũi mà toàn bộ các dịch vụ Thẩm mỹ đều do Bác sĩ Duy đứng ra tư vấn, thực hiện cho khách hàng.

Thực hiện tháo bỏ chất liệu mũi cùng Bác sĩ Duy Nguyễn, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích vượt trội sau:

  • Thời gian tháo rút chất liệu độn mũi nhanh chóng, và an toàn.
  • Nhanh chóng hồi phục vùng mũi, và hạn chế các biến chứng.
  • Có thể nâng mũi với công nghệ hiện đại sau khi rút chất liệu nâng mũi sau ít nhất 6 tháng, khi vết thương cũ đã lành hẳn.
  • Môi trường phòng mổ vô trùng, an toàn theo tiêu chuẩn.
  • Bác sĩ Duy là bác sĩ có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm lâu năm, có tâm, và cẩn thận khéo léo.
  • Thực hiện tại bệnh viện quốc tế đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
  • Chế độ bảo hành sau tháo chất liệu độn mũi lâu dài, và uy tín.

Mũi bị biến chứng hay muốn đổi dáng mũi… bạn hoàn toàn có thể thực hiện tháo chất liệu chất liệu độn mũi. Với kỹ thuật tiểu phẫu đơn giản, chỉ sau 20 phút bạn sẽ lấy lại được dáng mũi bẩm sinh và không gây hại cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *